LƯU Ý VỀ THỦ TỤC MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM
Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam là một trong những hình thức hợp pháp để các nhà đầu tư nước ngoài bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những lưu ý về thủ tục mở văn phòng đại diện tại Việt Nam thông qua phân tích về thủ tục, điều kiện và tài liệu cần thiết của hồ sơ.
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÓ CHỨC NĂNG GÌ?
Theo luật pháp của Việt Nam, văn phòng đại diện không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động nào tạo ra lợi nhuận hoặc bất kỳ hoạt động thương mại nào. Việc thành lập văn phòng đại diện không được coi là sự hiện diện thương mại hợp pháp tại Việt Nam. Để biết thêm chi tiết, tham khảo phạm vi hoạt động cho phép của văn phòng đại diện như dưới đây:
- Hoạt động như văn phòng liên lạc.
- Thúc đẩy các dự án hợp tác của công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghiên cứu thị trường nhằm thúc đẩy cơ hội mua hàng hóa, cung ứng và hỗ trợ hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
- Giám sát việc thực hiện hợp đồng của công ty nước ngoài đã ký với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam.
LỢI THẾ CỦA VIỆC MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM LÀ GÌ?
Mặc dù phạm vi hoạt động hạn chế, việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ mang lại những lợi thế sau:
- Dễ dàng thành lập và đăng ký hơn so với thành lập một công ty con.
- Không có yêu cầu về vốn thanh toán tối thiểu và các yêu cầu pháp lý khác.
- Văn phòng đại diện có toàn quyền quản lý nhân viên, quản lý kinh doanh và buôn bán tại Việt Nam và có thể làm nhiều công việc khác ngoài chức năng liên lạc.
- Về nghĩa vụ thuế, không áp dụng thuế đối với hoạt động của văn phòng đại diện, nhân viên chỉ phải đống thuế thu nhập cá nhân.
TÀI LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM LÀ GÌ?
Để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cần có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Công ty mẹ phải hoạt động ít nhất 01 năm tại quốc gia gốc trước khi thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Để mở văn phòng đại diện thì cần phải chuẩn bị những tài liệu sau:
Tên Tài liệu |
Điều lệ công ty của công ty mẹ |
Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty |
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty mẹ trong năm gần đây nhất |
Giới thiệu Lịch sử của công ty |
Hộ chiếu của người được bổ nhiệm làm trưởng văn phòng đại diện |
Sơ yếu lý lịch của người được bổ nhiệm làm trưởng văn phòng đại diện |
Nội quy và tổ chức của văn phòng đại diện tại Việt Nam |
Hợp đồng thuê văn phòng của văn phòng đại diện dự định |
Tài liệu chứng minh quyền của Người cho thuê đối với Văn phòng cho thuê (Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Chủ nhà, Giấy phép xây dựng của tòa nhà) |
MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM MẤT BAO LÂU?
– Nộp hồ sơ mở văn phòng đại diện: 25 ngày làm việc
– Nộp đơn xin con dấu của văn phòng đại diện: 05 ngày làm việc
– Nộp hồ sơ cấp mã số thuế của văn phòng đại diện: 05 ngày làm việc
– Công báo việc mở văn phòng đại diện: 5 ngày
THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM LÀ GÌ?
Giấy phép có giá trị trong năm (05) năm và có thể được gia hạn. Trong trường hợp gia hạn như vậy, hồ sơ phải được nộp ít nhất ba mươi ngày trước ngày hết hạn.
DỊCH VỤ CỦA ASL LAW ĐỂ MỞ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM LÀ GÌ?
Việc thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ được tiến hành tại Sở Công Thương thành phố. Dịch vụ của ASL LAW sẽ bao gồm các công việc sau:
- Lê danh sách tài liệu cần thiết của hồ sơ.
- Soạn thảo các tài liệu của hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
- Nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng và nhận Giấy phép.
- Làm các công việc sau cấp phép bao gồm đăng ký thuế, đăng ký con dấu và công báo thông tin mở văn phòng đại diện.
- Hỗ trợ thuê văn phòng tại Việt Nam.